Âm nhạc là món ăn tinh thần cho mọi người hiện nay, chính vì thế nó không thể thiếu trong cuộc sông hằng ngày của chúng ta. 

Ngày nay, phương pháp sử dụng âm nhạc để chữa bệnh (liệu pháp âm nhạc) không còn là điều mới mẻ và trên thực tế đang ngày càng phát triển, nhất là trong môi trường sống căng thẳng, tỷ lệ bệnh lý tâm căn đang gia tăng như hiện nay. 

Nhưng ít ai biết rằng loại hình nghệ thuật này cũng đã được y học cổ truyền phương Đông nghiên cứu và sử dụng để trị bệnh từ hàng ngàn năm nay.

Theo cổ nhân, âm nhạc khởi nguồn từ thanh âm của giới tự nhiên, “thiên nhân hợp nhất“, giữa con người và trời đất có một mối quan hệ mật thiết, vậy nên đối với tinh thần và tạng phủ của nhân thể, âm nhạc cũng có những ảnh hưởng tương ứng. Y học cổ truyền quan niệm rằng, tạng “tâm” là chủ soái của hoạt động sinh mệnh của cơ thể con người.

Sách Linh khu – Bản thần viết: “Nhậm vật giả vị chi tâm“, ý nói mọi hoạt động tư duy, tình cảm, ý thức đều có quan hệ mật thiết với tạng tâm, ý nói âm nhạc là sự bộc lộ tình cảm của con người bằng những giai điệu và tiết tấu đẹp đẽ, có thể thông qua “tâm thần” ảnh hưởng tới công năng của tạng phủ tương ứng, cũng có thể làm lay động tình chí mà sản sinh tác dụng “tình thắng tình” mà đạt được hiệu quả trị liệu bệnh tật.

phuong-phap-dung-am-nhac-de-chua-benh

Âm nhạc được sử dụng như một liệu pháp tâm lý giúp giảm căng thẳng thần kinh.

Theo y học cổ truyền, muốn dùng âm nhạc để chữa bệnh phải nắm được “ngũ âm“. Ngũ âm là năm bậc âm có tên gọi là: Giốc, Chủy, Cung, Thương và Vũ trong âm gia ngũ thanh của âm nhạc cổ đại phương Đông. Những bậc âm đơn độc không thể thành âm nhạc, tựa như phương thức vận động đơn nhất của khí không thể tạo ra sinh mệnh vậy. Nếu lấy một âm nào đó làm chủ âm, các âm còn lại vây quanh chủ âm để sắp xếp và tổ hợp có thứ tự thì cấu thành âm nhạc có điệu thức được quy định. Năm loại sóng thanh đó của âm nhạc có điệu thức khác nhau mà rung động, ảnh hưởng tới phương thức vận động của khí trong cơ thể, được phân biệt theo khí Mộc mở rộng phóng ra, khí Hỏa dâng lên, khí Thổ bình ổn, khí Kim thu lại và khí Thủy hạ xuống. Ảnh hưởng tới tạng phủ thì phân biệt với 5 hệ thống lớn là tâm, can, tỳ, phế và thận.

Trong âm nhạc liệu pháp, tác động của âm nhạc chủ yếu thông qua sự khác nhau của tiết tấu, hoàn luật của bản thân khúc nhạc, thứ nữa là sự khác nhau của tốc độ, độ rung, giai điệu mà đạt được hiệu quả trị liệu khác nhau. Căn cứ vào chẩn đoán bệnh tình, theo nguyên tắc biện chứng thi khúc (tùy chứng mà chọn nhạc) để chọn loại nhạc khúc thích hợp làm đơn thuốc âm nhạc trị bệnh.

Chủ yếu có mấy loại liệu pháp âm nhạc

1. Liệu pháp nhạc an thần là phương pháp dùng khúc nhạc uyển chuyển mềm mại có thể làm an thần tĩnh tâm, trấn tĩnh ru ngủ để làm tiêu tan sự căng thẳng và nôn nóng như cổ khúc Xuân giang hoa nguyệt dạ, Mai hoa tam lộng.

2. Liệu pháp nhạc giải uất là dùng nhạc khúc có công năng khai thông tâm sự, giải mối uất sầu để làm hết bệnh tính, tình buồn tích tụ trong lòng như cổ khúc Cổ khúc, Hỉ dương dương.

3. Liệu pháp nhạc đau buồn là dùng khúc điệu tiết luật trầm thấp, bi thương thảm thiết khiến lòng người rung động mà đạt hiệu quả nghệ thuật của “Bi thắng Nộ” (buồn thương thằng giận dữ) như cổ khúc Táng hoa, Tiểu hồ già.

4. Liệu pháp nhạc tươi vui là dùng âm nhạc khiến cho con người cảm thấy nhẹ nhõm, sảng khoái, vui mừng mà xóa bỏ bệnh tình bi ai, ưu tư, uất ức như cổ khúc Bách điểu triều phong, Hoàng điểu lánh…
Nghiên cứu khoa học hiện đại chỉ ra rằng, âm nhạc có tác dụng tới cơ thể con người ở hai lĩnh vực

Một là tác dụng vật lý, theo nghiên cứu, các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có một tần số chấn động nhất định, khi mắc bệnh, tần số chấn động của cơ quan đó sẽ thay đổi, trong khi đó âm nhạc có thể điều chỉnh tần số chấn động của các cơ quan đó hài hoà trở lại thông qua sự chấn động của âm thanh, từ đó có thể chữa được bệnh tật.

Hai là hiệu quả tâm lý, những bài ca xúc động êm tai, âm điệu du dương nhẹ nhàng, tiếng nhạc như ngấm vào gan ruột làm người ta mê mẩn trong tiếng nhạc, loại bỏ những ưu phiền, từ đó tâm tính dần dần ôn hoà trở lại, hít thở sâu, nhẹ, toàn thân thư giãn nới lỏng, giảm căng thẳng thần kinh, do đó âm nhạc điều tiết được cơ thể và nội tạng, có tác dụng hạ huyết áp, làm lợi cho tim mạch, kích thích giảm đau, giảm căng thẳng, giúp trấn tĩnh an thần, chống lão hóa và hỗ trợ trị liệu ung thư. Những bản nhạc khác nhau, âm điệu khác nhau sẽ gây ra những tâm trạng cảm nhận khác nhau, nên tác dụng tới cơ thể cũng khác nhau.

Âm nhạc tốt cho người diễn xuất lẫn người nghe

1. Tiết tấu âm nhạc: khảo 60 nhịp là tiết tấu phù hợp với việc điều trị dưỡng bệnh. Con người và giới tự nhiên thể hiện mối quan hệ tương ứng. Vạn vật trong giới tự nhiên đều có tiết tấu riêng của mình như bốn mùa giao nhau, ngày đêm luân phiên, trăng tròn rồi lại khuyết, có bình minh có hoàng hôn… Bản thân con người cũng có tiết tấu riêng như hít thở, mạch đập, ngày ăn 3 bữa, đêm ngủ ngày thức… Tiết tấu của âm nhạc được rút ra từ chính cuộc sống của con người. Một học giả của Liên Xô nghiên cứu phát hiện ra rằng, mỗi tiết tấu âm nhạc khoảng 60 nhịp/phút với tiết tấu mạch đập sinh lý tự nhiên ở người khỏe mạnh là mỗi phút khoảng 60 nhịp có sự cộng hưởng tốt với nhau, như thế có tác dụng rất tốt cho việc giữ gìn cho thể xác và tinh thần được cân bằng, huyết mạch, hít thở lưu thông vừa hợp lý không bị ức chế là tiết tấu tốt nhất để điều dưỡng thể xác và tinh thần.

2. Kéo dài âm điệu: Từ xưa cổ nhân đã có liệu pháp “Ca vịnh”. Y học cổ truyền cho rằng, “Ca vịnh có thể dưỡng tâm tính”, bởi “trường ca có tác dụng làm tâm tình thoải mái”. Do ca hát phải vận dụng khí của Đan điền “đưa ra cổ họng để thông suốt tâm mạch” có tác dụng hồi phục họng, hàm, khí quản, miệng, môi, lưỡi. Trung tâm Nghiên cứu lão học của Mỹ cho rằng “ca hát giúp con người trường thọ”. Kiểu hát ca như vậy phải dùng sức nên cũng là một hình thức vận động điều tiết cơ bắp, các cơ quan hô hấp. Nó có thể giúp cơ ngực phát triển một cách hiệu quả, mà hiệu quả của nó tương tự như các hoạt động bơi lội, chèo thuyền và tập yoga. Khi hát, người bệnh cố ý kéo dài âm điệu 15-25 giây (với trẻ em từ 10-15 giây) được gọi là liệu pháp kéo dài âm điệu. Nó có tác dụng thông khí đẩy đờm, có lợi trong quá trình phục hồi sức khoẻ của người bị thở gấp, viêm phế quản mạn tính và các bệnh về đường hô hấp khác. Phương pháp này dễ áp dụng cho trẻ em bị hen phế quản.

3. Liệu pháp thổi nhạc: Chơi nhạc thổi không chỉ tăng cường sự minh mẫn của hệ thần kinh mà còn làm tăng hoạt động lục phủ ngũ tạng và một số cơ bắp khác, giúp cải thiện chức năng hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, cơ bắp và hệ thần kinh. Chơi nhạc thổi có lợi cho việc hồi phục ở người mắc bệnh về hệ hô hấp, giúp gia tăng dung lượng sống của phổi, tăng sức hoạt động của cơ hoành. Kỹ thuật chơi nhạc thổi chủ yếu dùng tới hơi, môi, ngón tay, lưỡi nên làm tăng sự vận động của các bộ phận này, đồng thời làm tăng sức hoạt động của đường hô hấp, ngực, bụng, hông, lưng, mà đặc biệt là cơ hoành, giúp cho việc cải thiện tình trạng thở gấp của người mắc bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, còn có tác dụng như tập khí công vì chơi nhạc thổi giúp tập trung tinh thần để điều tâm, chơi nhạc cụ thổi đòi hỏi tư thế diễn tấu nhất định để điều thân, vì phải lấy hơi để thổi, nên phải lấy phương pháp thở ngực, bụng để điều tiết hơi thở. Rõ ràng chơi nhạc cụ thổi có tác dụng chữa trị tựa như “nội dưỡng công”, giúp khả năng hít thở được tăng cường, có lợi cho việc phục hồi sức khỏe của người mắc bệnh đường hô hấp.

Có thể nói, hầu như những phương pháp gì mà y học hiện đại nghiên cứu và sử dụng để phòng chống bệnh tật và bảo vệ sức khỏe cho con người cũng đều đã được y học cổ truyền phương Đông đề cập đến ở các mức độ nông sâu, cao thấp khác nhau dưới những quan niệm và cách lý giải không giống nhau, trong đó hàm chứa những nét độc đáo mà chúng ta chưa thấu hiểu hết. Câu nói “ôn cố tri tân” xem ra bao giờ cũng có ý nghĩa sâu sắc của nó.

Xem thêm: >> Phòng khám chữa bệnh nam khoa

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Tin hot 360 ngày © 2013. All Rights Reserved. Thiết kết bởi:Hainb
Top